I. ĐỐI TƯỢNG
THAM DỰ CUỘC THI
1. Đối tượng
tham dự:
- Học sinh THPT và TT GDTX trên cả nước từ
2001 đến 2003 (trừ các thí sinh đã vào vòng chung kết cuộc thi lần 4, lần 5 và
lần 6)
- Thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi hình
thức cá nhân theo 2 cách:
Cách 1: Tham gia thi trực tuyến
Thí sinh
đăng nhập vào địa chỉ: www.thum.sac.vn để dự thi vòng sơ loại, mỗi thí sinh có
thể thực hiện bài thi trắc nghiệm trên nền tảng website, thiết bị di động, ứng
dụng Facebook Messenger. Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức
về xã hội, văn hóa, lịch sử, kiến thức phổ thông…
Hoàn thành
bài thi trắc nghiệm, các thí sinh trực tiếp trình bày về ước mơ nghề nghiệp (Hình thức đa dạng: bài viết, đoạn phim, đoạn
ghi âm, infographic kèm bài thuyết minh hoặc các hình thức khác để trình bày về
ước mơ nghề nghiệp trong tương lai).
Kết thúc phần
thi trắc nghiệm, những thí sinh đủ điều kiện sẽ tham gia viết bài luận. Bài luận
có thể gửi đến địa chỉ email thuchienuocmo@hotrosinhvien.vn. Mỗi thí sinh chỉ được gửi một bài dự thi kèm thông tin cá
nhân, tên trường và lớp. Những bài dự thi không đủ thông tin hoặc thông tin
không chính xác là những bài thi không hợp lệ.
Cách 2: Gửi bài luận dự thi qua đường bưu điện
- Thí sinh và các trường có thí
sinh do đơn vị trường cử tuyển gửi bài qua đường bưu điện đến địa chỉ: Ban Tổ
chức cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 7, năm học 2018 - 2019, Trung tâm Hỗ trợ học
sinh, sinh viên TP.HCM (Số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Điện
thoại: 028.3827.7981)
Thông tin cá nhân của thí sinh bao gồm: Họ và tên, trường, lớp,
tỉnh/ thành, số điện thoại liên hệ, địa chỉ liên hệ, địa chỉ email cá nhân (nếu
có).
Lưu ý: Các thí sinh thuộc đối tượng do đơn vị trường cử tuyển phải có học lực
khá/ giỏi, hạnh kiểm tốt, có ước mơ nghề nghiệp phù hợp với bản thân, ưu tiên
thí sinh là cán bộ Đoàn, có tiềm năng phát triển nghề nghiệp tốt, là hạt nhân,
tấm gương lan tỏa được tinh thần học tập, rèn luyện, định hướng nghề nghiệp cho
tương lai.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC:
1. Vòng sơ loại: 15/12/2018 – 28/02/2019
2. Vòng
bán kết: 16/3/2019 – 27/3/2019
3. Vòng
chung kết: 01/4/2019 – 27/4/2019
III. NỘI DUNG CÁC VÒNG THI:
Thí
sinh phải trải qua 3 vòng thi: Sơ loại, Bán kết, Chung kết.
1. Vòng sơ loại:
1.1 Phần thi trắc nghiệm:
Thí sinh đăng ký thành viên trên website và chọn 1 trong 2 cách tham gia
phần thi trắc nghiệm: tham gia thi trên website hoặc tham gia thi trên facebook
messenger.
Mỗi bộ đề trắc nghiệm gồm 20 câu
hỏi liên quan đến các kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa, lịch sử (kiến thức
phổ thông). Thí sinh có 20 phút cho phần trả lời trắc nghiệm theo ngân hàng đề
Ban Tổ chức đưa ra (thời gian được tính từ lúc thí sinh bắt đầu bài thi cho đến
khi kết thúc).
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm,
thí sinh sẽ biết được tổng điểm sau khi hoàn thành bài dự thi trắc nghiệm. Các
thí sinh đạt 13/20 câu hỏi trắc nghiệm (tương đương 13 điểm) sẽ được tiếp tục
phần thi viết bài luận ước mơ bằng nhiều hình thức đa dạng (bài viết, đoạn phim, đoạn ghi âm, infographic
kèm bài thuyết minh hoặc các hình thức khác để trình bày về ước mơ nghề nghiệp
trong tương lai).
1.2 Phần
thi trình bày về ước mơ nghề nghiệp trong tương lai:
Các thí sinh đủ tiêu chuẩn viết bài luận
và thí sinh do trường cử tuyển sẽ trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình theo
yêu cầu của Ban Tổ chức.
Bài dự thi xoay quanh các nội dung sau:
+ Giới thiệu sơ nét về bản thân.
+ Ước mơ nghề nghiệp của bạn?
+ Vì sao bạn chọn ước mơ đó?
+ Quyết tâm thực hiện ước mơ?
+ Những việc làm cụ thể mà bản
thân đã và đang thực hiện để thực hiện ước mơ
+ Lợi thế của bản thân? (Kiến thức,
môi trường sống, kỹ năng, thái độ, sự ủng hộ, tác động của người thân …)
+ Những điểm bất lợi và cách khắc
phục, vượt qua?
* Quy định về quy cách bài dự thi:
Bài dự thi sử
dụng các hình thức văn xuôi, đoạn phim (video clip), đoạn ghi âm,…
+ Bài dự thi sử dụng các hình thức
viết phải được đánh máy hoặc viết tay, tối đa bốn mặt giấy trang A4, kích thước
chữ 13, font Times New Roman.
+ Bài dự thi sử dụng hình thức đoạn
phim (video clip) phải có độ phân giải tối thiểu là 640px x 480px, đảm bảo về
chất lượng hình ảnh và âm thanh, có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo về hình ảnh,
âm thanh. Thời lượng của đoạn phim không quá 05 phút và phải được lưu bằng định
dạng phổ biến avi, mpeg, mkv, klv, mp4…
+ Bài dự thi sử dụng hình thức đoạn
ghi âm phải được định dạng mp3, đảm bảo chất lượng về âm thanh và có độ dài
không quá 05 phút. Đối với hình thức video và file ghi âm, thí sinh phải gửi
kèm thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, trường, lớp, tỉnh/ thành, số điện thoại
liên hệ, địa chỉ liên hệ, địa chỉ email cá nhân (nếu có).
+ Bài dự thi sử dụng hình thức
infographic phải được định dạng .jpg
hoặc .png, độ phân giải là 800px x 600px trở lên, dung lượng từ 3mb trở lên, kèm 1 bài viết không quá
1.000 từ về tác phẩm dự thi.
+ Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng
các hình thức khác để tham gia vòng sơ loại, BTC khuyến khích các bài dự thi
mang tính sáng tạo, thể hiện rõ tính cách và suy nghĩ của cá nhân.
- 40 thí sinh có bài dự thi với ước
mơ rõ ràng, cách thức trình bày mạch lạc, thu hút, sáng tạo sẽ được Ban Giám khảo
chọn vào vòng bán kết.
(Trong trường hợp chất lượng thí
sinh tương đồng, Ban Giám khảo có thể chọn nhiều hơn nhưng không quá 50 thí
sinh).
2. Vòng bán kết:
- Các thí
sinh sẽ được tham gia chương trình tập huấn kỹ năng và các hoạt động team building.
Sau khi tham gia chương trình tập huấn, các thí sinh sẽ phải thực hiện một bài
kiểm tra đánh giá (kiến thức, kỹ năng, mức độ hiểu biết về ngành nghề, chỉ số
IQ/EQ…). Ban Tổ chức chọn ra 20 thí sinh (điểm số từ cao đến thấp) bước vào phần thi hùng biện.
- Các thí sinh lập kế hoạch thực
hiện ước mơ nghề nghiệp và trình bày trước Ban Giám khảo với các phương tiện trợ
giúp như powerpoint, clip,... Bài thuyết trình có thời lượng tối đa 5 phút, tập
trung vào các ý chính sau:
+ Một số hiểu biết về ngành nghề
+ Các mốc thời gian cụ thể và những
hành động, biện pháp để giải quyết cho từng giai đoạn
+ Đánh giá
những khó khăn sẽ gặp phải và cách khắc phục những khó khăn đó.
+ Thí sinh thể hiện sự hiểu biết
về ngành, nghề mình yêu thích thông qua việc trả lời các câu hỏi do Ban Giám khảo
đặt ra. Các câu hỏi xoay quanh nội dung: đặc điểm và yêu cầu của nghề nghiệp,
các nơi đào tạo, các tình huống giả định về nghề nghiệp…
- Kết thúc vòng bán kết, Ban Giám khảo sẽ chọn 05 thí sinh xuất sắc nhất
tiếp tục bước vào vòng chung kết.
3. Vòng chung kết:
Các thí
sinh bước vào vòng chung kết sẽ trải qua hai phần thi: Trải nghiệm thực tế và
phần thi sân khấu.
3.1 Đối với phần thi trải nghiệm thực tế: 01/4/2019 – 14/4/2019.
Tại vòng chung kết, 05 thí sinh sẽ được huấn luyện viên tiếp
nhận và phụ trách các bạn tại địa điểm tham quan kiến tập thực tế. Thí sinh sẽ
thực hiện một số công việc liên quan đến ngành nghề mình yêu thích và thực hiện
các thử thách do cuộc thi đưa ra.
Kết thúc
chương trình tham quan thực tế, 05 thí sinh thực hiện bài nghiệm thu, mô tả
công việc thực tế của ngành nghề mình yêu thích, đánh giá giá trị nghề nghiệp từ
các hoạt động đã tham gia, đồng thời thí sinh được doanh nghiệp đánh giá thái độ
khi tham gia tham quan kiến tập và mức độ phù hợp với nghề nghiệp.
3.2 Đối với phần thi sân khấu: 27/4/2019
(Thứ bảy)
05 thí
sinh sẽ trải qua 3 phần thi để lựa chọn ra các thí sinh xuất sắc đoạt giải của
chương trình.
- Thí sinh
sẽ trải qua 03 phần thi:
+ “Chạm vào ước mơ”
+ “Sống với ước mơ”
+ “Giữ lửa ước mơ”
Phần 1: Chạm vào
ước mơ
-
Mỗi thí sinh lần lượt thi dưới dạng trả lời câu hỏi (trắc nghiệm và điền khuyết)
- Mỗi bộ đề gồm 10 câu hỏi. Trong
đó 03 câu về kiến thức xã hội, văn hóa, lịch sử (kiến thức phổ thông) và 07 câu
hiểu biết ngành nghề mà thí sinh đang mơ ước, nhân vật, sự kiện trong ngành nghề
đó.
- Thí sinh có 30 giây cho phần hỏi
và trả lời mỗi câu hỏi. Thí sinh được trả lời 1 lần. Nếu thí sinh trả lời sai
hoặc hết 30 giây mà thí sinh chưa có câu trả lời thì 4 thí sinh còn lại có quyền
bấm chuông giành quyền trả lời bổ sung.
- Mỗi câu hỏi có 1 lượt trả lời bổ
sung.
- Thí sinh trả lời đúng được 3 điểm.
Trả lời sai không được điểm.
- Thí sinh trả lời bổ sung đúng
được 2 điểm, sai không được điểm
Phần 2: Sống với
ước mơ
- Mỗi thí sinh sẽ được khách mời
đưa ra 01 tình huống cụ thể về nghề nghiệp. Tình huống được thể hiện dưới dạng
kịch nhập vai trong thời gian quy định cụ thể.
- Thí sinh nhận tình huống và sau
đó nhập vai để giải quyết tình huống.
Phần 3: Giữ lửa
ước mơ
- Dựa vào bài hùng biện đã chuẩn
bị trước, mỗi thí sinh có thời gian quy định cụ thể để thuyết trình về giá trị
xã hội của nghề nghiệp mình yêu thích.
- Kết thúc từng phần hùng biện của
từng thí sinh, Ban Giám khảo sẽ đặt câu hỏi nhằm làm rõ giá trị xã hội nghề
nghiệp mà thí sinh lựa chọn.
Ban Giám khảo dựa vào phần thi thực tế và sân khấu của thí
sinh để chấm điểm trực tiếp và công bố kết quả.
IV. KHEN THƯỞNG
- 01 Giải nhất: Bằng khen
Thành Đoàn, 01 suất học bổng toàn phần chương trình cử nhân theo ngành học, tiền
mặt 10 triệu đồng, học bổng khóa học tại trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm và vật
phẩm của nhà tài trợ;
- 02 Giải nhì: Bằng khen Thành Đoàn, 01 suất
học bổng toàn phần chương trình cử nhân theo ngành học, tiền mặt 07 triệu đồng,
học bổng khóa học tại trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm và vật phẩm của nhà tài trợ;
- 02 Giải ba: Bằng khen Thành Đoàn, 01 suất
học bổng toàn phần chương trình cử nhân theo ngành học, tiền mặt 05 triệu đồng,
học bổng khóa học tại trường Doanh nhân Đắc Nhân Tâm và vật phẩm của nhà tài trợ;
- 02 Giải tập thể: Bằng khen
Thành Đoàn và tiền thưởng 02 triệu đồng mỗi giải dành cho trường:
+ Có số lượng học sinh tham
gia thi nhiều nhất vòng loại,
+ Có cổ
động viên cổ vũ đông đảo và nhiệt tình nhất trong vòng chung kết.
V. QUY ĐỊNH
KHÁC:
- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc thí sinh gặp các sự
cố trong quá trình dự thi do nguyên nhân của mạng internet, hệ thống điện.
- Trong quá trình diễn ra cuộc thi, các vấn đề điều chỉnh về thể lệ (nếu có) sẽ được thông tin chính thức trên website www.thum.sac.vn hoặc trực tiếp đến các thí sinh có liên quan trong từng vòng thi cụ thể.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI